VIETNAM OFFSHORE WIND
COMPETITIVE INVESTOR SELECTION STUDY

OVERVIEW

Offshore wind (OFW) is essential for Vietnam’s energy security, economic growth, and carbon reduction goals. Recent developments signal significant progress in advancing OFW development in Vietnam. Vietnam’s PDP8 (Power Development Plan 2021-2030, with a vision to 2050) establishes ambitious OFW targets of 6 GW by 2030 and between 70 to 91.5 GW by 2050.

Despite the ambitious target, the development of OFW has been hindered by a lack of a comprehensive regulatory framework and clear guidance on key processes such as marine spatial planning, leasing, and routes to market.

The current developer-led model may have served its purpose initially, but it lacks the efficiency and transparency necessary for rapid deployment of OFW projects. Defining a long-term competitive investor selection model for OFW would provide certainty to all stakeholders, allow the development of infrastructure and achieve learning curve cost reductions.

Therefore, GWEC has commissioned this forward-looking “Vietnam OFW Competitive Investor Selection Study” report. The report outlines industry’s position regarding the fit-for-purpose approach to a competitive investor selection process for OFW projects moving forward. This report has proposed a two-stage competitive model for OFW development in Vietnam.

KEY INSIGHTS

The key recommendations for Stage 1, the award of exclusive survey rights:

  • OFW investors freely define site boundaries within larger areas identified in Vietnam’s national marine spatial plan (NMSP).
  • Large capacity awarded over multiple projects in the first rounds to create a diverse and competitive pipeline and to cater for attrition.
  • Exclusive survey rights awarded for a period of at least 10 years.
  • Award criteria which exclude price criteria and focus on the understanding of the context, project feasibility, risk identification and the capability and experience to develop and build the projects.
  • Adoption of capped and balanced bid and performance bonds as enforcement measures of bid commitments.

The key points for Stage 2, the award of a PPA with EVN:

  • Price-only competitive selection, pay-as-bid, each investor bidding their own site.
  • 20-year PPA with EVN, without any changes post award. Total or partial indexation to inflation and foreign exchange are recommended if denominated and paid in VND to enhance bankability.
  • Price ceiling publicly released ahead of the process.
  • Introduction of capped and balanced bid and performance bonds to ensure the timely realisation of the projects.

Download the report

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI VIỆT NAM

TỔNG QUAN

 

Điện gió ngoài khơi (ĐGNK) là nguồn năng lượng cần thiết cho an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm carbon của Việt Nam. Các diễn biến gần đây cho thấy những tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng gió ngoài khơi tại Việt Nam. Quy hoạch điện VIII (PDP8) của Việt Nam (Kế hoạch Phát triển Điện lực giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050) đặt ra các mục tiêu ĐGNK đầy tham vọng là 6 GW vào năm 2030 và từ 70 đến 91,5 GW vào năm 2050. Mặc dù có mục tiêu tham vọng, sự phát triển của ĐGNK của Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khai bởi việc thiếu khung pháp lý chi tiết và hướng dẫn rõ ràng về các khía cạnh như quy hoạch không gian biển, cho thuê khu vực biển và lộ trình tiếp cận thị trường.

Mô hình do nhà phát triển chủ trì hiện tại có thể đã phục vụ mục đích ban đầu nhưng thiếu tính hiệu quả và minh bạch cần thiết để triển khai nhanh chóng các dự án ĐGNK. Việc xác định mô hình lựa chọn nhà đầu tư cạnh tranh dài hạn cho ĐGNK sẽ mang lại sự chắc chắn cho tất cả các bên liên quan, cho phép phát triển cơ sở hạ tầng và đạt được mục tiêu giảm chi phí trong quá trình học hỏi. Do đó, GWEC đã ủy quyền báo cáo “Nghiên cứu lựa chọn nhà đầu tư cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi Việt Nam” với tầm nhìn hướng tới tương lai này. Báo cáo phác thảo quan điểm của ngành về cách tiếp cận phù hợp đối với quy trình lựa chọn nhà đầu tư cạnh tranh cho các dự án ĐGNK trong thời gian tới. Báo cáo đề xuất một mô hình cạnh tranh hai giai đoạn cho việc phát triển ĐGNK tại Việt Nam.

NHỮNG THÔNG TIN CHÍNH

Giai đoạn 1, trao quyền khảo sát độc quyền được khuyến nghị với các nội dung chính như sau:

  • Các nhà đầu tư ĐGNK tự do xác định ranh giới địa điểm dự án của mình trong phạm vi các khu vực lớn hơn được xác định trong quy hoạch không gian biển quốc gia của Việt Nam (NMSP).
  • Nhiều dự án với công suất lớn được trao trong các vòng lựa chọn đầu tiên giúp tạo ra một nguồn dự án đa dạng, cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu hao hụt.
  • Quyền khảo sát độc quyền được trao trong thời hạn ít nhất 10 năm.
  • Tiêu chí trao thầu không bao gồm tiêu chí giá và tập trung vào sự hiểu biết bối cảnh, tính khả thi của dự án, nhận định rủi ro và khả năng cũng như kinh nghiệm để phát triển và xây dựng các dự án.
  • Áp dụng bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện để đảm bảo các cam kết đấu thầu.

Giai đoạn 2, việc trao PPA với EVN, được khuyến nghị với các nội dung chính như sau:

  • Lựa chọn cạnh tranh chỉ dựa trên tiêu chí giá, thanh toán theo giá thầu, mỗi nhà đầu tư đấu thầu địa điểm của riêng họ.
  • PPA có thời hạn 20 năm với EVN sẽ được trao mà không có bất kỳ thay đổi nào về giá và được khuyến nghị điều chỉnh toàn bộ một phần theo lạm phát và tỷ giá hối đoái nếu được tính và thanh toán bằng đồng Việt Nam để tăng tính khả thi về mặt tài chính.
  • Giá trần được công bố công khai trước quá trình lựa chọn.
  • Áp dụng đảm bảo dự thầu và đảm bảo thực hiện một cách cân bằng và có giới hạn nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án đúng thời hạn.

Tải báo cáo tại đây

Contacts

Mark Hutchinson

Director and Chair, South East Asia Task Force
mark.hutchinson@gwec.net

Bui Vinh Thang

Vietnam Country Manager
thang.vinhbui@gwec.net

Trang Van Nguyen

Senior Policy & Research Officer, Vietnam
trang.vannguyen@gwec.net